Định nghĩa. Phương trình vi phân
tuyến tính cấp 2 có hệ số hằng là phương trình vi phân có dạng:
\[y''+py'+qy=f(x)\]
trong đó $p$, $q$ là các hằng số.
i. Trước tiên, ta tìm nghiệm tổng quát của phương trình
tuyến tính thuần nhất tương ứng $y''+py'+qy=0$.
Ta sẽ tìm nghiệm riêng của phương trình tuyến tính thuần nhất
dưới dạng $y={{e}^{kx}}$ trong đó $k$ là một hằng số nào đó mà
ta sẽ xác định.
Ta có: $y'=k{{e}^{kx}}; y''={{k}^{2}}{{e}^{kx}}$.
Thế $y$, $y'$, $ y''$ vào phương trình tuyến tính thuần nhất,
ta được:
${{k}^{2}}{{e}^{kx}}+pk{{e}^{kx}}+q{{e}^{kx}}=0\Leftrightarrow
{{e}^{kx}}({{k}^{2}}+pk+q)=0$.
Vì ${{e}^{kx}}>0$ nên ${{k}^{2}}+pk+q=0$ (*), (*) được gọi
là phương trình đặc trưng của phương trình tuyến tính thuần
nhất. Nếu thỏa mãn phương trình đặc trưng này thì hàm
$y={{e}^{kx}}$ là một nghiệm riêng của phương trình tuyến tính
thuần nhất.
Phương trình đặc trưng của phương trình tuyến tính thuần nhất
là phương trình đại số bậc hai đối với $k$, nó luôn có 2
nghiệm $k_1,k_2$
Có 3 trường hợp xảy ra
Trường hợp 1. Phương trình đặc
trưng có 2 nghiệm thực khác nhau $k_1,k_2$
Khi đó, phương trình tuyến tính thuần nhất có 2 nghiệm riêng
${{y}_{1}}={{e}^{{{k}_{1}}x}};{{y}_{2}}={{e}^{{{k}_{2}}x}}$.
Dễ thấy 2 nghiệm này độc lập tuyến tính
($\dfrac{{{e}^{{{k}_{1}}x}}}{{{e}^{{{k}_{2}}x}}}={{e}^{({{k}_{1}}-{{k}_{2}})x}}\ne
const$)
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình tuyến tính thuần nhất
tương ứng với $C_1, C_2$ là những hằng số tùy ý.
Ví dụ 1. Giải phương trình vi phân
$y''-7y'+6y=0$.
Trường hợp 2. Phương trình đặc
trưng có 2 nghiệm thực trùng nhau $k_1=k_2$
Khi đó, phương trình tuyến tính thuần nhất có 1 nghiệm riêng
${{y}_{1}}={{e}^{{{k}_{1}}x}}$.
Ta sẽ tìm nghiệm riêng $y_2$ độc lập tuyến tính với $y_1$
dưới dạng ${{y}_{2}}={{y}_{1}}u=u{{e}^{{{k}_{1}}x}},\text{
}u=u(x)$.
Ta có,
$y{{'}_{2}}=u'{{e}^{{{k}_{1}}x}}+{{k}_{1}}u{{e}^{{{k}_{1}}x}};y{{''}_{2}}=u''{{e}^{{{k}_{1}}x}}+2{{k}_{1}}u'{{e}^{{{k}_{1}}x}}+{{k}^{2}}_{1}u{{e}^{{{k}_{1}}x}}$.
Thế $y_2$, $ y'_2$, $ y''_2$ vào phương trình $y''+py'+qy=0$,
ta có
$u''{{e}^{{{k}_{1}}x}}+2{{k}_{1}}u'{{e}^{{{k}_{1}}x}}+{{k}^{2}}_{1}u{{e}^{{{k}_{1}}x}}+p(u'{{e}^{{{k}_{1}}x}}+{{k}_{1}}u{{e}^{{{k}_{1}}x}})+qu{{e}^{{{k}_{1}}x}}=0$.
Hay ${{e}^{{{k}_{1}}x}}\text{ }\!\![\!\!\text{
}u''+u'(2{{k}_{1}}+p)+u({{k}^{2}}_{1}+p{{k}_{1}}+q)\text{
}\!\!]\!\!\text{ }=0$
Vì ${{e}^{kx}}>0$ và $k_1$ là nghiệm kép của phương trình
đặc trưng nên \[\begin{cases}{{k}_{1}}=-\dfrac{p}{2}
\\{{k}^{2}}_{1}+p{{k}_{1}}+q=0 \\\end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}2{{k}_{1}}+p=0 \\{{k}^{2}}_{1}+p{{k}_{1}}+q=0
\\\end{cases}\]
Do đó, $u''=0\Rightarrow u'=A\Rightarrow u=Ax+B,\text{
}A,B-const$.
Chọn $A=1, B=0$ ta được $u=x$, do đó
${{y}_{2}}=x{{e}^{{{k}_{1}}x}}$
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình tuyến tính thuần nhất
tương ứng là:
$y={{C}_{1}}{{e}^{{{k}_{1}}x}}+{{C}_{2}}x{{e}^{{{k}_{1}}x}}$
hay $y={{e}^{{{k}_{1}}x}}({{C}_{1}}+{{C}_{2}}x)$ với $C_1,
C_2$ là những hằng số tùy ý.
Ví dụ 2. Giải phương trình vi phân
$y''+4y'+4y=0$.
Trường hợp 3. Phương trình đặc
trưng có 2 nghiệm phức liên hợp ${{k}_{1}}=\alpha +i\beta
,{{k}_{2}}=\alpha -i\beta ,$
Khi đó, phương trình tuyến tính thuần nhất có 2 nghiệm riêng
${{y}_{1}}={{e}^{(\alpha +i\beta )x}}={{e}^{\alpha
x}}{{e}^{i\beta x}};{{y}_{2}}={{e}^{(\alpha -i\beta
)x}}={{e}^{\alpha x}}{{e}^{-i\beta x}}$.
Theo công thức Ơle thì: \[\begin{cases}{{y}_{1}}={{e}^{\alpha
x}}(\cos \beta x+i\sin \beta x) \\{{y}_{2}}={{e}^{\alpha
x}}(\cos \beta x-i\sin \beta x) \\\end{cases}\]
Theo định lí 1, $y_1$, $y_2$ là 2 nghiệm của phương trình
tuyến tính thuần nhất thì $Y_1$, $Y_2$ với
\[\begin{cases}{{Y}_{1}}=\dfrac{{{y}_{1}}+{{y}_{2}}}{2}={{e}^{\alpha
x}}\cos \beta x
\\{{Y}_{2}}=\dfrac{{{y}_{1}}-{{y}_{2}}}{2i}={{e}^{\alpha
x}}\sin \beta x \\\end{cases}\]
cũng là 2 nghiệm của phương trình tuyến tính thuần nhất.
Dễ thấy 2 nghiệm này độc lập tuyến tính (vì
$\dfrac{{{Y}_{1}}}{{{Y}_{2}}}=\cot \beta x\ne const$)
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình tuyến tính thuần nhất
tương ứng là:
$y={{C}_{1}}{{e}^{\alpha x}}\cos \beta
x+{{C}_{2}}{{e}^{\alpha x}}\sin \beta x$ hay $y={{e}^{\alpha
x}}({{C}_{1}}\cos \beta x+{{C}_{2}}\sin \beta x)$ với $C_1,
C_2$ là những hằng số tùy ý.
Ví dụ 3. Tìm nghiệm của phương
trình vi phân $y''+2y'+4y=0$ thỏa điều kiện đầu $y(0)=y'(0)=1$.
ii. Tiếp theo, ta tìm nghiệm tổng quát của phương trình
tuyến tính không thuần nhất $y''+py'+qy=f(x)$.
Như ta đã biết, sau khi tìm được nghiệm tổng quát của phương
trình tuyến tính thuần nhất tương ứng, ta có thể tìm nghiệm
tổng quát bằng phương pháp biến thiên hằng số Lagrange. Tuy
nhiên, đối với một số dạng đặc biệt của vế phải thì ta có
thể tìm được một nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất
mà không cần đến phép tính tích phân. Và theo định lý 4, ta chỉ
cần cộng nghiệm riêng ấy với nghiệm tổng quát của phương trình
tuyến tính thuần nhất tương ứng ta sẽ có nghiệm tổng quát của
phương trình tuyến tính không thuần nhất.
Ta sẽ tìm nghiệm riêng của phương trình tuyến tính không thuần
nhất trong 2 trường hợp:
Trường hợp
1. $f(x)={{e}^{\alpha x}}{{P}_{n}}(x)$ trong đó
${{P}_{n}}(x)$ là đa thức bậc không quá $n$ của $x$, $\alpha $
là một hằng số.
Có 3 khả năng xảy ra:
Khả năng 1. Nếu $\alpha $ không
là nghiệm của phương trình đặc trưng thì ta tìm
một nghiệm riêng của phương trình $y''+py'+qy=f(x)$ dưới dạng
$Y={{e}^{\alpha x}}{{Q}_{n}}(x)$ trong đó
${{Q}_{n}}(x)$ là một đa thức cùng bậc với
${{P}_{n}}(x)$ và $n+1$ hệ số chưa biết của đa thức
${{Q}_{n}}(x)$ sẽ được xác định bằng phương pháp hệ số bất
định (thế $Y,Y',Y''$ vào phương trình tuyến tính không thuần
nhất, ta có phương trình $Q{{''}_{n}}(x)+(2p+\alpha
)Q{{'}_{n}}(x)+({{\alpha }^{2}}+p\alpha
+q){{Q}_{n}}(x)={{P}_{n}}(x)$, vì $\alpha $ không là nghiệm
của phương trình đặc trưng nên ${{\alpha }^{2}}+p\alpha +q\ne
0$ do đó vế trái và vế phải đều là đa thức bậc $n$ ta đồng
nhất các hệ số của lũy thừa cùng bậc của $x$ ở hai vế của
phương trình trên, ta được $n+1$ phương trình bậc nhất với
$n+1$ ẩn là các hệ số của đa thức ${{Q}_{n}}(x)$).
Khả năng 2. Nếu $\alpha $ là
nghiệm đơn của phương trình đặc trưng mà ta vẫn
tìm một nghiệm riêng của phương trình $y''+py'+qy=f(x)$ dưới
dạng $Y={{e}^{\alpha x}}{{Q}_{n}}(x)$ thì khi thế
$Y,Y',Y''$ vào phương trình tuyến tính không thuần nhất, ta
có phương trình $Q{{''}_{n}}(x)+(2p+\alpha
)Q{{'}_{n}}(x)+({{\alpha }^{2}}+p\alpha
+q){{Q}_{n}}(x)={{P}_{n}}(x)$, vì $\alpha $ là nghiệm đơn của
phương trình đặc trưng nên ${{\alpha }^{2}}+p\alpha
+q=0;2\alpha +p\ne 0$ do đó vế trái là đa thức bậc $n-1$
trong khi vế phải là đa thức bậc $n$, muốn cho hàm
$Y={{e}^{\alpha x}}{{Q}_{n}}(x)$ nghiệm đúng phương trình
$y''+py'+qy=f(x)$ ta phải nâng bậc của đa thức ${{Q}_{n}}(x)$
lên 1 đơn vị mà không làm tăng số các hệ số của nó, để được
như vậy ta nhân đa thức ${{Q}_{n}}(x)$ với $x$.
Như vậy, nếu $\alpha $ là nghiệm đơn của phương trình đặc
trưng thì ta tìm một nghiệm riêng của phương trình
$y''+py'+qy=f(x)$ dưới dạng $Y=x{{e}^{\alpha x}}{{Q}_{n}}(x)$
trong đó ${{Q}_{n}}(x)$ là một đa thức cùng bậc với
${{P}_{n}}(x)$ và $n+1$ hệ số chưa biết của đa thức
${{Q}_{n}}(x)$ sẽ được xác định bằng phương pháp hệ số bất
định.
Khả năng 3. Nếu $\alpha $ là
nghiệm kép của phương trình đặc trưng thì
${{\alpha }^{2}}+p\alpha +q=0$ và $2\alpha +p=0$ do đó, vế
trái của phương trình $Q{{''}_{n}}(x)+(2p+\alpha
)Q{{'}_{n}}(x)+({{\alpha }^{2}}+p\alpha
+q){{Q}_{n}}(x)={{P}_{n}}(x)$ là đa thức bậc $n-2$ và vế phải
là đa thức bậc $n$, muốn cho hàm $Y={{e}^{\alpha
x}}{{Q}_{n}}(x)$ nghiệm đúng phương trình $y''+py'+qy=f(x)$
ta phải nâng bậc của đa thức ${{Q}_{n}}(x)$ lên 2 đơn vị mà
không làm tăng số các hệ số của nó, để được như vậy ta nhân
đa thức ${{Q}_{n}}(x)$ với $x^2$.
Như vậy, nếu là nghiệm kép của phương trình đặc trưng
thì ta tìm một nghiệm riêng của phương trình
$y''+py'+qy=f(x)$ dưới dạng $Y={{x}^{2}}{{e}^{\alpha
x}}{{Q}_{n}}(x)$ trong đó ${{Q}_{n}}(x)$ là một đa thức cùng
bậc với ${{P}_{n}}(x)$ và $n+1$ hệ số chưa biết của đa thức
${{Q}_{n}}(x)$ sẽ được xác định bằng phương pháp hệ số bất
định.
Ví dụ 4. Giải phương trình vi phân
$y''-4y'={{e}^{x}}$.
Trường hợp 2.
$f(x)={{e}^{\alpha x}}\text{ }\!\![\!\!\text{
}{{P}_{n}}(x)\cos \beta x+{{P}_{m}}(x)\sin \beta x\text{
}\!\!]\!\!\text{ }$ trong đó ${{P}_{n}}(x),{{P}_{m}}(x)$ là
các đa thức bậc không quá $n$ của $x$ và $\alpha,\beta$ là
hai hằng số.
Có 2 khả năng xảy ra
Khả năng 1. Nếu $a\pm \beta $ không là
nghiệm của phương trình đặc trưng thì ta tìm một nghiệm riêng
của phương trình $y''+py'+qy=f(x)$ dưới dạng $Y={{e}^{\alpha
x}}\text{ }\!\![\!\!\text{ }{{\text{Q}}_{l}}(x)\cos \beta
x+{{R}_{l}}(x)\sin \beta x\text{ }\!\!]\!\!\text{ }$ trong đó
${{Q}_{l}}(x),{{R}_{l}}(x)$ là các đa thức cùng bậc
$l=\max \text{ }\!\!\{\!\!\text{ }m,n\text{ }\!\!\}\!\!\text{
}$ mà các hệ số chưa biết của chúng sẽ được xác định bằng
phương pháp hệ số bất định.
Khả năng 2. Nếu $a\pm \beta $ là nghiệm của
phương trình đặc trưng thì ta tìm một nghiệm riêng của phương
trình $y''+py'+qy=f(x)$ dưới dạng $Y=x{{e}^{\alpha x}}\text{
}\!\![\!\!\text{ }{{\text{Q}}_{l}}(x)\cos \beta
x+{{R}_{l}}(x)\sin \beta x\text{ }\!\!]\!\!\text{ }$ trong đó
${{Q}_{l}}(x),{{R}_{l}}(x)$ là các đa thức cùng bậc
$l=\max \left\{ m,n \right\}$ mà các hệ số chưa biết của
chúng sẽ được xác định bằng phương pháp hệ số bất định.
Ví dụ 5. Giải phương trình vi phân
$y''-4y'=\sin x$.