Công thức đổi biến
Ta cần tìm $\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}$.
Thực hiện phép đổi biến: \[\begin{cases}x=x(u,v,w) \\y=y(u,v,w)
\\z=z(u,v,w) \\\end{cases} \tag{*}\label{hoa1}\]
Giả sử
1. Các hàm $x(u,v,w);\text{ }y(u,v,w);\text{ }z=z(u,v,w)$ liên
tục và có các đạo hàm riêng liên tục trên miền đóng $V'$ nằm
trong không gian $Ouvw$.
2. Các công thức \eqref{hoa1} xác định 1 song ánh từ $V'$
lên $V$.
3. Định thức
\(J=\dfrac{D(x,y,z)}{D(u,v,w)}=\left|\begin{matrix}x{{'}_{u}}
& x{{'}_{v}} & x{{'}_{w}} \\y{{'}_{u}} &
y{{'}_{v}} & y{{'}_{w}} \\z{{'}_{u}} & z{{'}_{v}}
& z{{'}_{w}} \\\end{matrix}\right|\ne 0\), $\forall
(u,v,w)\in V'$.
Khi đó ta có công thức đổi biến trong tính tích phân bội 3: \[
\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\iiint\limits_{V'}{f(x(u,v,w),y(u,v,w),z(u,v,w))|J|dudvdw}\tag{11.5}\label{hoa2}\]
Ví dụ 1. Tính thể tích miền
$V$ được giới hạn bởi các mặt sau: $x+y+z=-3,$ $x+y+z=3,$
$x+2y-z=-1,$ $x+2y-z=1,$ $x+4y+z=-2,$
$x+4y+z=2$.
Tính tích phân bội 3 trong hệ tọa độ trụ
Hệ tọa độ trụ
Định
nghĩa. Tọa độ trụ của một điểm $M(x,y,z)$
trong không gian $Oxyz$ là 1 bộ có thứ tự gồm 3 số $(r,\varphi
,z)$ trong đó $(r,\varphi )$ là các tọa độ cực của điểm
$M'(x,y)$ $(M'$ là hình chiếu vuông góc của $M(x,y,z)$ lên mặt
phẳng tọa độ $Oxy).$
Với mọi điểm của không gian ta có: $r\ge 0;\text{ }\varphi
\in \text{ }\!\![\!\!\text{ }0,2\pi );\text{ }z\in (-\infty
,+\infty )$.
Công thức tính
Quan hệ giữa các tọa độ Descartes $x,y,z$ và các tọa độ
trụ $r,\varphi ,z$ của cùng một điểm $M$:
\[\begin{cases}x=r\cos \varphi \\y=r\sin
\varphi \\z=z
\\\end{cases}\tag{**}\label{hoa3}\]
Nếu $r>0;\text{ }\varphi \in \text{ }\!\![\!\!\text{
}0,2\pi );\text{ }z\in (-\infty ,+\infty )$ thì các
công thức \eqref{hoa3} xác định 1 song ánh giữa
các tọa độ đề các và tọa độ trụ (riêng các điểm trên
trục $Oz$ có $z$ xác định, $r=0$, $\varphi $ tùy ý).
|
|
Xem các công thức \eqref{hoa3} như một phép đổi biến,
ta có: \[J=\dfrac{D(x,y,z)}{D(r,\varphi ,z)}=\left|
\begin{matrix}\cos \varphi & -r\sin \varphi
& 0 \\\sin \varphi & r\cos \varphi
& 0 \\ 0 & 0 & 1 \\\end{matrix}
\right|=r\ne 0\] (trừ tại
những điểm trên trục $Oz$)
Ta có công thức tính tích phân bội 3 trong hệ tọa độ trụ như
sau:
\[\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\iiint\limits_{V'}{f(r\cos
\varphi ,r\sin \varphi ,z)rdrd\varphi
dz}\tag{11.6}\label{hoa4}\]
- Công thức \eqref{hoa4} vẫn đúng trong trường hợp $V$ chứa
những điểm thuộc $Oz$.
- Nếu $V$ là hình trụ $0\le r\le R;\text{ }0\le z\le h$
thì: \[\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\int\limits_{0}^{2\pi
}{d\varphi }\int\limits_{0}^{h}{dz}\int\limits_{0}^{R}{f(r\cos
\varphi ,r\sin \varphi ,z)rdr}\tag{11.7}\label{hoa5}\]
Ví dụ 2. Tính tích phân
$\iiint\limits_{V}{z({{x}^{2}}+{{y}^{2}})dxdydz}$ với $V$ được
giới hạn bởi các mặt ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1;\text{ }z=0;\text{
}z=2$.
Ví dụ 3. Tính tích phân
$\iiint\limits_{V}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}dxdydz}$ với $V$
được giới hạn bởi các mặt ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=2y;\text{
}z=0;\text{ }z=2.$
Tính tích phân bội 3 trong hệ tọa độ cầu
Hệ tọa độ cầu
Định
nghĩa. Tọa độ cầu của một điểm $M(x,y,z)$
trong không gian $Oxyz$ là một bộ có thứ tự gồm 3 số $(r,\theta
,\varphi )$ với $r=OM,\varphi =\left( Ox,\overrightarrow{OM'}
\right),\theta =\left( \overrightarrow{OM},Oz \right);$ $r\ge
0;\text{ }\varphi \in \text{ }\!\![\!\!\text{ }0,2\pi );\text{
}\theta \in \text{ }\!\![\!\!\text{ }0,\pi )$ trong đó điểm
$M'(x,y)$ là hình chiếu vuông góc của $M(x,y,z)$ lên mặt phẳng
tọa độ $Oxy.$
Công thức tính
Quan hệ giữa các tọa độ Descartes $x,y,z$ và các tọa độ
cầu $r,\theta ,\varphi $ của cùng một điểm $M$: \[
\begin{cases}x=r\sin \theta \cos \varphi
\\y=r\sin \theta \sin \varphi \\z=r\cos
\theta
\\\end{cases}\tag{***}\label{hoa6}\]
Nếu $r>0;\text{ }\varphi \in \text{ }\!\![\!\!\text{
}0,2\pi );\text{ }\theta \in (0,\pi )$ thì các công
thức \eqref{hoa6} xác định một song ánh giữa các tọa độ
đề các và tọa độ cầu (riêng các điểm trên trục $Oz$ có
$\theta =0,$ $\varphi $ tùy ý và nếu $M\equiv O$ thì có
$r=0;\text{ }\theta =0$, $\varphi $ tùy ý).
|
|
Xem các công thức \eqref{hoa6} như một phép đổi biến, ta có:
\[|J|=\left| \dfrac{D(x,y,z)}{D(r,\theta ,\varphi )}
\right|={{r}^{2}}\sin \theta >0\] (trừ tại những điểm trên
trục $Oz$ )
Ta có công thức tính tích phân bội 3 trong hệ tọa độ cầu như
sau:
\[\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\iiint\limits_{V'}{f(r\sin
\theta \cos \varphi ,r\sin \theta \sin \varphi ,r\cos \theta
){{r}^{2}}\sin \theta drd\theta d\varphi
}\tag{11.8}\label{hoa7}\]
- Công thức \eqref{hoa4} vẫn đúng trong trường hợp $V$ chứa
những điểm thuộc $Oz$.
- Nếu $V$ là hình cầu tâm $O(0,0,0)$ bán kính $R$ thì ta có
công thức:
\[\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\int\limits_{0}^{2\pi
}{d\varphi }\int\limits_{0}^{\pi }{\sin \theta d\theta
}\int\limits_{0}^{R}{f(r\sin \theta \cos \varphi ,r\sin \theta
\sin \varphi ,r\cos \theta
){{r}^{2}}dr}\tag{11.9}\label{hoa8}\]
Ví dụ 4. Tính tích phân
$\iiint\limits_{V}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}}dxdydz}$
với $V$ được giới hạn bởi các mặt
${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=1;\text{ }z\ge 0$.
Ví dụ 5. Tính tích phân
$\iiint\limits_{V}{zdxdydz}$ với miền $V$ được giới hạn bởi các
mặt $\text{ }z=0;\text{
}z=\sqrt{{{R}^{2}}-{{x}^{2}}-{{y}^{2}}}$.