Thảo luận nội dung "Khái niệm hàm số nhiều biến số
Hàm 2 biến
Ánh xạ bất kỳ $f:D\to \mathbb{R}$ là một hàm 2 biến xác định trên $D$.
$D$ được gọi là tập xác định hay miền xác định của hàm $f$.
Biểu diễn của hàm $f$ là $f: (x, y)\mapsto z=f(x, y)$ hay $z=f(x,y)$.
Trong đó $x,y$ được gọi là các biến độc lập và $z$ được gọi là biến phụ thuộc, $f(x,y)$ là ảnh của $(x,y)$ qua ánh xạ $f$ (hay trị của $f$ tại $(x,y)$).
Tập $f(D)=\left\{ z\in \mathbb{R}|\exists (x,y)\in D:f(x,y)=z \right\}$ được gọi tập giá trị hay miền giá trị của hàm $f$.
Các khái niệm: tập hợp phẳng, tập hợp mở, tập hợp đóng
Một tập phẳng được gọi là tập giới nội (hay tập bị chặn) nếu tồn tại một mặt tròn chứa nó.
Ta gọi $\delta -$lân cận của điểm ${{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}})$ trong mặt phẳng là tập tất cả những điểm $M(x,y)$ của mặt phẳng sao cho khoảng cách ${{M}_{0}}M<\delta $ (là phần trong của mặt tròn tâm ${{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}})$ bán kính $\delta $).
Lân cận của ${{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}})$ là mọi tập hợp chứa một $\delta -$lân cận của điểm ${{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}})$.
Xét tập $E\subset {{\mathbb{R}}^{2}}$
Điểm $M$ của $E$ được gọi là điểm trong của $E$ nếu tồn tại một lân cận nào đó của nó nằm hoàn toàn trong $E$.
Tập $E$ được gọi là tập mở (hở) nếu mọi điểm của nó đều là điểm trong.
Điểm $N$ được gọi là điểm biên của $E$ nếu mọi lân cận của nó vừa chứa những điểm thuộc $E$ vừa chứa những điểm không thuộc $E$ (điểm biên của một tập hợp có thể thuộc tập hợp ấy cũng có thể không thuộc tập hợp ấy)
Tập tất cả những điểm biên của $E$ được gọi là biên của $E$.
Tập $E$ được gọi là tập đóng (kín) nếu nó chứa mọi điểm biên của nó (nghĩa là: biên của $E$ là một bộ phận của $E$).
Miền xác định của hàm số $z=\sqrt{1-{{x}^{2}}-{{y}^{2}}}$ là tập đóng.
Miền xác định của hàm số $z=\dfrac{1}{\sqrt{1-{{x}^{2}}-{{y}^{2}}}}$ là tập mở.
Hàm điểm – biểu diễn hình học của hàm 2 biến
Mỗi cặp số thực $(x,y)$ đều được biểu diễn bởi một điểm $M(x,y)$ trong mặt phẳng $Oxy$, nên ta có thể xem hàm 2 biến $f(x,y)$ là hàm của điểm $M(x,y)$, nghĩa là $f:M\mapsto f(M)$.
Ta biểu diễn hình học một hàm 2 biến như sau:
Vẽ hệ trục tọa độ đề các $Oxyz$. Với mỗi điểm $M(x,y)$ trong mặt phẳng $Oxy$ cho ứng với một điểm $P(x,y,z)$ trong không gian với $z=f(x,y)$. Tập các điểm $P(x,y,z)$ khi $M(x,y)$ chạy trong $D$ được gọi là đồ thị của hàm số $z=f(x,y)$ xác định trên $D$ (thường là một mặt cong trong không gian 3 chiều). |
|
Đồ thị hàm số $z=\sqrt{1-{{x}^{2}}-{{y}^{2}}}$ là nửa mặt cầu tâm $O(0,0,0)$, bán kính $r=1$ nằm về phía $z\ge 0$. |
|
Hàm $n$ biến ($n\ge 3$)
Ánh xạ bất kỳ $f:D\to \mathbb{R}$ là một hàm $n$ biến xác định trên $D$.
Viết $f: ({{x}_{1}},{{x}_{2}},...{{x}_{n}})\mapsto u=f({{x}_{1}},{{x}_{2}},...{{x}_{n}})$ hay $u=f({{x}_{1}},{{x}_{2}},...{{x}_{n}})$.
1. Hàm $n$ biến cũng được xem là hàm điểm.
2. Các định nghĩa về lân cận, tập đóng, tập mở tương tự các định nghĩa tương ứng của hàm 2 biến.
3. Các định nghĩa về tổng, hiệu, tích, thương của 2 hàm, phép hợp các hàm $n$ biến ($n\ge 2$) cũng tương tự các định nghĩa tương ứng của hàm 1 biến.
Tập liên thông
Tập liên thông được gọi là tập đơn liên nếu nó bị giới hạn bởi 1 mặt kín.
Tập liên thông được gọi là tập đa liên nếu nó bị giới hạn bởi nhiều mặt kín rời nhau từng đôi một.