Định nghĩa 5.1: \(\sum\limits_{n=0}^{\infty }a_nx^n=a_0+a_1x+a_2x^2+a_3x^3+\cdots \) với\(x\) là những biến độc lập, $a_n$ là các hằng số gọi là chuỗi lũy thừa.
Nếu \(a_n=1\) với mọi \(n\), chuỗi lũy thừa trở thành \[\sum\limits_{n=0}^{\infty }x^n=1+x+x^2+\cdots +x^n+\cdots\]
Chuỗi hội tụ khi \(-1<x<1\) và phân kỳ khi \(\left| x \right|\ge 1\). Điều này chúng ta sẽ chứng minh ở phần sau.
Tổng quát hơn, một chuỗi có dạng \[\sum\limits_{n=0}^{\infty }a_n\left( x-a \right)^n={{a}_{0}}+{{a}_{1}}\left( x-a \right)+{{a}_{2}}{{\left( x-a \right)}^{2}}+\cdots \] được gọi là chuỗi lũy thừa của \((x-a)\) hoặc chuỗi lũy thừa tâm \(a\).
Lưu ý rằng thuật ngữ tương ứng trong hai ví dụ trên ta chấp nhận khi \(n=0, {(x-a)}^0=1\) xảy ra tại \(x=a\).
Chú ý 5.1: Chuỗi lũy thừa luôn hội tụ tại \(x=a\).
Để không mất tính tổng quát, ta đặt \(X:=x-a\). Các kết quả sau phát biểu cho chuỗi lũy thừa dạng \(\sum\limits_{n=0}^{\infty}a_nx^n.\)
Ví dụ: Với giá trị nào của \(x\) thì chuỗi \(\sum\limits_{n=0}^{\infty}n!x^n\) hội tụ?
Ví dụ: Tìm giá trị của \(x\) để chuỗi \(\sum\limits_{n=0}^{\infty}\dfrac{(x-3)^n}{n}\) hội tụ.
Định lí 5.2: Nếu chuỗi lũy thừa \(\sum\limits_{n=0}^{\infty} a_nx^n\) hội tụ tại \(x=x_0\ne 0\) thì nó hội tụ tuyệt đối tại điểm \(x\in\left(-| x_0|; | x_0|\right).\)
Hệ quả: Nếu chuỗi \(\sum\limits_{n=0}^{\infty} a_nx^n\) phân kỳ tại điểm \(x_0\) thì nó cũng phân kỳ tại mọi điểm \(x\) nằm ngoài đoạn \(\left[-| x_0|; | x_0|\right].\)
Như vậy, nếu cho chuỗi lũy thừa \(\sum\limits_{n=0}^{\infty }{{{a}_{n}}{{\left( x-a \right)}^{n}}}\), có ba trường hợp sau có thể xảy ra:
- Chuỗi hội tụ tại một điểm \(x=a\).
- Chuỗi hội tụ với mọi \(x\).
- Tồn tại một số dương \(R\) sao cho chuỗi hội tụ nếu \(| x-a |<R\) và phân kỳ nếu \(| x-a | >R\).
Số \(R\) xác định trong (iii) gọi là bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa. Như vậy bán kính hội tụ của chuỗi trong trường hợp (i) là \(R=0\) và trong trường hợp (iii) là \(R=+\infty\).
Tập hợp tất cả các giá trị của \(x\) mà chuỗi lũy thừa hội tụ gọi là miền hội tụ của chuỗi.
Trong (i), ta nói miền hội tụ của chuỗi là một điểm \(x=a\).
Trong (ii), miền hội tụ là \((-\infty;+\infty)\). Trường hợp (iii), miền hội tụ có thể là một trong các miền sau:
\[ (a-R,a+R);\quad\qquad (a-R;a+R];\quad\qquad[a-R,a+R);\quad\qquad[a-R,a+R].\]
Quy tắc tìm bán kính hội tụ
Cho chuỗi lũy thừa \(\sum\limits_{n=0}^{\infty }a_n\left( x-a \right)^n\). Tính giới hạn \[\underset{n\to+\infty}{\lim}\left| \dfrac{a_{n+1}}{a_n}\right| =\rho \text{ (hoặc }\underset{n\to+\infty}{lim}\sqrt[n]{| a_n |}=\rho).\]
Bán kính hội tụ \(R=\dfrac{1}{\rho}\).
Chú ý 5.2:
- Công thức được hiểu theo nghĩa suy rộng với \(\dfrac{1}{0}=\infty; \dfrac{1}{\infty}=0\).
- Ta luôn tính được bán kính hội tụ với mọi \(\rho\) bất kỳ.
Ví dụ: Tìm bán kính hội tụ và miền hội tụ của chuỗi \[\sum\limits_{n=0}^{\infty }\dfrac{(-3)^nx^n}{\sqrt{n+1}}.\]
Quy trình giải bài toán
tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa
Bước 1: Tìm bán kính hội tụ \(R\) của chuỗi lũy thừa theo quy tắc nêu trên. Từ đó suy ra khoảng hội tụ của \(x-a\).
Bước 2: Xét sự hội tụ của chuỗi lũy thừa tại hai điểm đầu mút \(x-a=-R\) và \(x-a=R.\)
Bước 3: Kết luận miền hội tụ của chuỗi.
Ví dụ: Tìm miền hội tụ của chuỗi \(\sum\limits_{n=0}^{\infty}\dfrac{n(x+2)^n}{3^{n+1}}.\)
Tính chất cơ bản của chuỗi lũy thừa
Tính chất 1: Chuỗi lũy thừa hội tụ đều trên mọi đoạn \([a,b]\subset(-R;R).\)
Tính chất 2:Có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi trên \([a,b]\subset (-R;R)\).
Tính chất 3:Tổng của chuỗi lũy thừa là một hàm liên tục trong khoảng \((-R;R).\)
Tính chất 4:Có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi.