Thảo luận nội dung "Khái niệm về chuỗi hàm"
Dãy hàm \((f_n)_n\) được gọi là hội tụ đều trên \(D\) đến hàm \(f\) và
được kí hiệu \(f_n\overset{D}{\rightrightarrows}f\) nếu
\[\forall \epsilon >0,\exists n_0(\epsilon ),\forall n\ge
n_0,\forall x\in D:\left| f_n(x)-f(x) \right|<\epsilon.\]
Giả sử \(f_n\) là một dãy hàm xác định trên tập \(D\subset\mathbb{R}.\) Tương tự định nghĩa tổng của chuỗi số, với mỗi \(n\in\mathbb{N}\) ta lập hàm tổng riêng \[S_n(x):=\sum\limits_{k=1}^n f_k(x).\]
Như vậy ta được một dãy hàm mới xác định trên $D$. Nếu dãy hàm \((S_n)_n\) hội tụ đến một hàm \(S\) thì \(S\) được gọi là tổng của chuỗi hàm \(\sum\limits_{n=1}^\infty f_n(x)\) trên \(D\) và ta viết \[S(x)=\sum\limits_{n=1}^{\infty} f_n(x).\]
Nếu dãy \((S_n)_n\) hội tụ đều đến \(S\) ta nói chuỗi hàm \(\sum\limits_{n=1}^\infty f_n(x)\) hội tụ đều và nếu chuỗi \(\sum\limits_{n=1}^\infty |u_n(x)|\) hội tụ ta nói chuỗi hàm hội tụ tuyệt đối. Rõ ràng một chuỗi hàm hội tụ tuyệt đối thì hội tụ.
Chuỗi hàm số \(\sum\limits_{n=1}^\infty f_n(x)\) hội tụ đều trên \(D\) khi và chỉ khi với mọi \(\epsilon>0\) tồn tại một số \(N\in\mathbb{R}\) sao cho với mọi \(p>q>N\) ta có \[| S_p(x)-S_q(x)| <\epsilon, \forall x\in D.\]
b. Tiêu chuẩn Weierstrass
Cho chuỗi hàm số \(\sum\limits_{n=1}^\infty f_n(x)\). Nếu tồn tại chuỗi số dương \(\sum\limits_{n=1}^\infty a_n\) hội tụ và với mọi \(x\in D\) thỏa mãn \(| f_n(x)|\leq a_n\) (\(\forall n\in\mathbb{N}\)), khi đó chuỗi hàm \(\sum\limits_{n=1}^\infty f_n(x)\) hội tụ tuyệt đối và đều trên \(D\).