Thảo luận nội dung "Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất"
Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất là trường hợp riêng của hệ phương trình tuyến tính và có dạng \[\begin{cases}a_{11}x_1&+&a_{12}x_2&+&\cdots&+&a_{1n}x_n&=&0\\a_{21}x_1&+&a_{22}x_2&+&\cdots&+&a_{2n}x_n&=&0\\\,\,\,\,\,\vdots&&\,\,\,\,\,\vdots&&\,\,\,\vdots&&\,\,\,\,\,\vdots&&\,\vdots\\a_{m1}x_1&+&a_{m2}x_2&+&\cdots&+&a_{mn}x_n&=&0\end{cases}.\label{1.9}\tag{3.3.1}\] Khi giải hệ \eqref{1.9} bằng phương pháp Gauss (sẽ trình bày ở nội dung sau), ta có một số kết luận sau:
Cân bằng phương trình phản ứng hóa học này đồng nghĩa với việc tìm kiếm các giá trị \(x,y,z\) và \(t\) sao cho số lượng các nguyên tử của mỗi nguyên tố là bằng nhau ở cả 2 vế của phương trình \[ (x)CH_4 \quad+\quad O_2\quad\to\quad (z)CO_2\quad+\quad (t)H_2O.\] Từ đây ta có hệ phương trình tuyến tính thuần nhất \[\begin{cases}x&&&-&z&&&=&0\\4x&&&&&-&2t&=&0\\&&2y&-&2z&-&t&=&0\end{cases}.\] Áp dụng biến đổi sơ cấp trên ma trận hệ số ta có: \[\begin{pmatrix}1&0&-1&0\\4&0&0&-2\\0&2&-2&-1\end{pmatrix}\xrightarrow{h_2:=(-4)h_1+h_2}\begin{pmatrix}1&0&-1&0\\0&0&4&-2\\0&2&-2&-1\end{pmatrix}\xrightarrow{h_2\leftrightarrow h_3}\begin{pmatrix}1&0&-1&0\\0&2&-2&-1\\0&0&4&-2\end{pmatrix}.\] Hệ thuần nhất tương đương có dạng hình thang \[\begin{cases}x&&&-&z&&&=&0\\&&2y&-&2z&-&t&=&0\\&&&&4z&-&2t&=&0\end{cases}.\] Theo cách giải hệ hình thang ta được nghiệm tổng quát \[\left(\dfrac{\alpha}{2},\alpha,\dfrac{\alpha}{2},\alpha\right),\] chọn \(\alpha=2\), khi đó ta có phương trình phản ứng đã được cân bằng \[ CH_4 \quad+\quad 2O_2\quad=\quad CO_2\quad+\quad 2H_2O. \]