8.3. Thuyết lượng tử Planck
8.3.1. Sự thất bại của thuyết sóng ánh sáng trong việc giải thích hiện tượng bức xạ nhiệt
Trên quan điểm cổ điển của Jeans và Rayleigh ta có thể tính được năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối:
$R(T)=\int\limits_{0}^{\infty }{f(\nu ,T)=\infty }$
Như vậy, năng suất phát xạ của vật đen tuyệt đối bằng vô cùng, một vấn đề không thể có trong thực tế. Đây là bế tắc của quan điểm vật lý cổ điển về phát xạ và hấp thụ năng lượng điện từ. Lý thuyết cổ điển và thực nghiệm khá phù hợp ở vùng bước sóng dài (tần số ngắn) của bức xạ, còn ở vùng bước
sóng ngắn thì lý thuyết và thực nghiệm khác nhau hoàn toàn. Vì thế, sự “bế tắc” này được gọi là sự khủng hoảng ở vùng tử ngoại.
8.3.2. Thuyết lượng tử của Planck
Vào cái thuở bình minh của thế kỷ XX, năm 1900, Max Planck đã nêu lên một quan niệm hoàn toàn mới thay thế cho quan niệm cổ điển, đó là thuyết lượng tử năng lượng.
Nội dung thuyết lượng tử năng lượng của Planck:
- Các nguyên tử, phân tử phát xạ hay hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ một cách gián đoạn: phần năng lượng phát xạ hay hấp thụ luôn là bội số nguyên của một lượng năng lượng nhỏ xác định gọi là lượng tử năng lượng hay quan tum năng lượng.
- Đối với một bức xạ điện từ đơn sắc có tần số ν, bước sóng l, lượng tử năng lượng tương ứng bằng: $\varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }=h\nu $
(8.5)
trong đó h = 6,625.10
-34Js là hằng số Planck; c = 3.10
8m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không; Từ quan điểm đó, Planck đưa ra biểu thức giải tích của
hàm phổ biến và gọi là
công thức Planck:
$f(\nu ,T)=\dfrac{2\pi {{\nu }^{2}}}{{{c}^{2}}}\dfrac{h\nu }{{{e}^{\dfrac{h\nu }{{{k}_{B}}T}}}-1}$
(8.6)
10.3.3. Các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối
Thuyết lượng tử năng lượng của Planck thể hiện sự phù hợp tuyệt đối giữa lý thuyết và thực nghiệm về bức xạ của vật đen tuyệt đối. Sau đây chúng ta xét hai định luật cơ bản về bức xạ của vật đen tuyệt đối:
a) Định luật Stéfan - Boltzman
Nội dung định luật: Năng suất phát xạ toàn phần của một vật đen tuyệt đối tỷ lệ với lũy thừa bốn
của nhiệt độ tuyệt đối của vật ấy.
$R(T)=\sigma {{T}^{4}}$  
(8.7)
Trong đó slà hằng số Stéfan-Bltzman, có giá trị bằng $\sigma ={{5,67.10}^{-8}}(w/{{m}^{2}}{{k}^{4}})$
b) Định luật Wien
Đối với vật đen tuyệt đối, bước sóng lm của chùm bức xạ đơn sắc mang nhiều năng lượng nhất tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật.
${{\lambda }_{m}}=b/T$
(8.8)
Trong đó b là hằng số Wien, có giá trị bằng b = 2,898.10-3(mK).
Các định luật về bức xạ của vật đen tuyệt đối được dùng trong các phương pháp quang học để đo các nhiệt độ cao (Hỏa kế quang học), để tính năng lượng được truyền dựa vào sự bức xạ, được dùng trong kỹ thuật điện, trong thiết bị của các nguồn sáng do nhiệt của các đèn nóng cháy và các đèn hồ quang...
Bài toán mẫu 8-1: Một lò luyện kim có cửa sổ quan sát rộng 8cm x 15cm, phát xạ với công suất 9798W.
1. Tìm nhiệt độ của lò, cho biết tỷ số giữa năng suất phát xạ toàn phần của lò với năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ đó là 0,9.
2. Xác định bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của lò. Bước sóng đó thuộc vào vùng nào của quang phổ?
Hướng dẫn giải.
1. Năng suất phát xạ của vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ T xác định bởi định luật S-B: $R(T)=\sigma {{T}^{4}}$
Năng suất phát xạ toàn phần của vật không đen được cho bởi:
${{R}^{'}}(T)=\alpha \sigma {{T}^{4}}$. Theo đầu bài $\alpha =0,9$ R' là năng lượng do một đơn vị diện tích của lò phát ra trong một đơn vị thời gian, nên liên hệ với công suất phát xạ theo biểu thức $P=R'S=\alpha \sigma {{T}^{4}}.S$. Từ đó ta tìm được nhiệt độ của lò: T = 2000K.
2. Có thể coi lò luyện kim gần giống vật đen tuyệt đối. Do đó, bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của lò được xác định theo định luật Wien:
${{\lambda }_{m}}=\dfrac{b}{T}=\dfrac{{{2,898.10}^{-3}}}{{{2.10}^{3}}}={{1,449.10}^{-6}}(m)$. Bước sóng này lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ nên nó nằm trong vùng hồng ngoại của quang phổ.
×
Quan niệm của vật lý cổ điển về phát xạ hoặc hấp thụ năng lượng của bức xạ của các nguyên tử, phân tử là liên tục. Trên cơ sở đó, cuối thế kỷ XIX, Jonh William Strutt Rayleigh (1842-1919) và James Hopwood Jeans đã tìm ra biểu thức giải tích của hàm phổ biến
$f(\nu ,T)=\dfrac{2\pi {{\nu }^{2}}}{{{c}^{2}}}{{k}_{B}}T$
(8.4)
Trong đó kB = 1,38.10-23J/độ là hằng số Boztman.
×
Max Karl Ernst Ludwig Planck (1858-1947) nhà vật lý người Đức. Các công trình cơ bản của Ông nghiên cứu về nhiệt động và bức xạ nhiệt và đặc biệt là quan niệm về tính gián đoạn của bức xạ làm nền tảng cho thuyết phôtôn và vật lý lượng tử.
×
Từ thực nghiệm, năm 1879, Joseph Stéfan (1835-1893) đã rút ra định luật về năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối và được Ludwig Eduard Boltzmann (1844-1906) chính xác hóa vào năm 1884.
×
Định luật này có thể suy ra từ công thức Planck: $R(T)=\int\limits_{0}^{\infty }{f(\nu ,T)=\int\limits_{0}^{\infty }{\dfrac{2\pi {{\nu }^{2}}}{{{c}^{2}}}\dfrac{h\nu }{{{e}^{\dfrac{h\nu }{{{k}_{B}}T}}}-1}}d\nu =\sigma {{T}^{4}}}$ với $\sigma =\dfrac{2\pi k_{B}^{4}}{{{c}^{2}}{{h}^{3}}}\int\limits_{0}^{\infty }{\dfrac{{{x}^{3}}dx}{{{e}^{x}}-1}=}{{5,67.10}^{-8}}(w/{{m}^{2}}{{K}^{4}})$
×
Cũng từ thực nghiệm, Wilhelm Wien (1864-1928) đã nêu ra định luật dời chuyển. Từ công thức Planck có thể tìm lại được định luật Wien, bằng cách tìm cực trị của hàm số phổ biến.